Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Vượt Luân Hồi Vào Tịnh Ðộ Thích Phổ Huân (Pháp Bảo Tự - Úc),

Vượt Luân Hồi Vào Tịnh Ðộ
Thích Phổ Huân (Pháp Bảo Tự - Úc)
Nghĩ về sự chết chắc chắn.
Đã có hành trang, đã vững tâm Bồ Ðề, người tỉnh thức vui vẽ an nhiên với danh hiệu Phật, bước đi vào đời không sợ chướng ngại.
Giờ đây người đã quá lục tuần (hơn 60 tuổi); đã niệm Phật hơn hai mươi năm; và công phu tu niệm đến nay càng tinh tấn.
> Nhìn bên ngoài hình tướng, sinh hoạt, có thể chẳng thấy người tỉnh thức công phu nhiều như hồi còn trung trẻ, nhưng thật sự bên trong đã nhiếp tâm sâu thẩm. Danh hiệu Phật bây giờ không chỉ đi với người qua những giờ công phu lần chuổi hay thiền tọa niệm Phật, mà đi với người qua những thao tác hằng ngày. Dù làm việc gì người tỉnh thức vẫn không quên, nhưng nếu quên lại trở về nhẹ nhàng gần như không cần cố gắng.
Phật hiệu bây giờ trở thành chất liệu sống; tuy nhiên thâm tâm của người hãy còn tự nhủ, cho mình vẫn còn vọng động vào những giấc ngủ say, vì không có danh hiệu Phật ở đó. Người lo ngại rằng, lúc ngủ mê, lỡ phải bỏ xác không hay, thì phẩm vị làm sao làm chủ! Nói như vậy, cho thấy người tỉnh thức đã biết mình chắc chắn vãng sanh nhưng phải vãng sanh ở phẩm cao kìa! Nghĩa là tự tại ra đi trong câu niệm Phật.
Người tỉnh thức bất chợt lo ngại về sự chết. Nhưng lại mĩm cười, vì chính sự kiện này mà con người mới thức tỉnh lo tu. 
Hành giả niệm Phật, sau khi hiểu rõ được ba tư lương quan trọng làm hành trang, hiểu rõ Bồ Ðề Tâm là lực đưa người niệm Phật vãng sinh tịnh độ. Hiểu rõ như thế, nhưng hành giả thường hay quên rằng, việc thực hiện sự tin hiểu đó rất hạn hẹp với thời gian của một đời người. Vì đời người luôn nằm trong thúc ép, giày vò của đời sống nên thời gian gần như chiếm trọn công phu của hành giả - nếu nói, dùng ý thức để quán sát vô thường mà ghi nhận, rồi tinh tấn niệm Phật hơn, hay để khắc sâu vào tâm, chờ ngày đới nghiệp vãng sanh có lẽ cũng không phải dễ. Vì ngoài ngoại cảnh phải đối đầu, mà nội cảnh tức thân ngũ uẩn, lại khiến ta trầm trệ khi đau bệnh kéo đến.
Do đó thật chẳng có nhiều cơ hội công phu, và rõ ràng để nói, đời người quá ngắn, quá mong manh! 
Nói đến đời người quá ngắn, là nói đến ngày chết sẽ đến với ta một cách chắc chắn, chắc chắn y như là ăn phải no, không ăn thì đói.
Như vậy ta chỉ có thể công phu một cách tinh tấn, một cách sâu nhiệm, một cách vững vàng và một cách quyết tử, là khi nghĩ rằng, ta đây sắp chết đến nơi rồi!
Ta chết đến nơi rồi! Ðây nói quá đáng không?
Ai là Phật tử hẳn phải đồng ý, không gì quá đáng cả! Ðó là căn cứ vào giáo lý giải thoát; các pháp hữu vi đều vô thường, có sanh tất có diệt.
Thành thật mà nói, có khi cái chết xãy đến còn nhanh hơn con người ý thức. Ðây là sự thật.
Sự việc xãy ra, khi ta vừa tin một người thân, ngã bệnh, hay người láng giềng lâm bệnh nan y hoặc tai nạn chết đi! Họ chết đột ngột, hay cái tin chết đột ngột đó không phải nhanh hơn ta ý thức sao!
Chính ngay trong gia đình ta cũng vậy; thử để tâm suy nghĩ xem, ta có ngờ thành viên trong gia đình của mình bây giờ, còn lại mấy người ! Ðó cũng nhanh hơn ta ý thức vậy ! Thậm chí nhìn lại ngay thân thể ta đây, cũng đã và đang đi dần đến chết, vì thân thể đây đã khác hơn mười năm qua !
Thật may cho ta, còn ý thức kịp, nếu không ta chỉ còn là thân trung ấm sống lưng chừng giữa dòng nghiệp thức kéo lôi; giữa hai bên dương gian, âm cảnh. Chừng ấy ngu ngơ đứng nhìn ngũ uẩn hư hoại, và câu chuyện nghiệp báo luân hồi sẽ đưa ta vào vai tuồng khác; lúc ấy vì không thể tự chủ nên chẳng biết vai tuồng tiếp của ta sẽ là vai người hay vai thú! 
Có nhiều quan niệm ý thức về sự chết, khiến người ta vượt qua sự thật mà cố sống, như là:
-Chẳng gì sợ cả vì rồi ai cũng chết.
-Chết thì cũng sợ nhưng không cần phải lo vì nó chưa đến, và ta vẫn còn khoẻ đây!
-Từ xưa đến nay có ai sống hoài đâu, ta già rồi phải chết có gì thắc mắc!
-Con người chết đi còn 'linh hồn', nên sẽ trở lại con người mà thôi, chớ đâu chết luôn !
-Thân thể là vật chất, tinh thần nương vào vật chất, khi phần vật chất hư hoại chết đi, tinh thần cũng mất, vậy đâu còn cái gì nữa mà lo; chỉ một lần sống này thôi rồi biến tiêu tất cả.
-Biết chừng đâu, đời này chết đi, đời sau sung sướng hơn!
Ðại lược như vậy. 
Nguyên lý căn bản, con người phải có lý tưởng quan niệm sống, điều đó tạo thành sức mạnh duy trì nuôi dưỡng cơ thể và tinh thần. Và những suy nghĩ trên đều hợp lý với ai đó đã nghĩ vậy. Tuy nhiên, chân lý vẫn là chân lý; chân lý về Khổ về nguyên nhân Khổ về cảnh giới an lạc sau khi khổ được diệt tiêu đi, và phương cách thực hành chân lý, vẫn là muôn thuở xuất hiện ở thế gian này, để ai đó nếu có thể nhận ra rồi thực hành sẽ được kết quả không còn khổ nữa.
Sở dĩ chân lý xuất hiện như vậy, vì đối tượng của chân lý là khổ, nếu không có khổ không có chân lý này (Tứ Diệu Ðế). Như thế cuộc đời phải là khổ nên có chân lý, và ai đó lại có thể cho đời không khổ thì việc đã được giải quyết, mà không cần đến sợ chết!
Người học Phật nói chung và hành giả tu pháp niệm Phật nói riêng, tất có lập trường rõ rệt. Sợ chết của người học Phật không giống thế gian, và không sợ chết cũng lại khác quan niệm bên ngoài.
-Sợ chết xãy ra với người học Phật, là khi công phu tu hành chưa trọn, việc tu niệm chưa thành, đường tu vẫn chưa thông suốt. Lở khi chết đi, lại phải lần nữa làm người tìm học lại từ đầu; nhưng trên đường học Phật lắm việc gian nan thử thách, đâu gì bảo đảm đời sau tốt hơn đời này. Ðến như Ngộ Ðạt Quốc sư chín đời làm bậc cao Tăng, ấy thế không khỏi đời thứ mười sinh tâm tham đắm ngã mạn lợi danh, nên bị quả báo hiện ra mà điếng hồn khiếp vía, nếu không nhờ Bồ Tát giải bày cứu đỡ, mạng mất chẳng còn, lại ô danh, nhục tiếng. Người học Phật sợ chết là lý do vậy.
Ngược lại, sẽ không sợ chết khi rõ biết đường tu của mình, và lúc nào cũng sống nơi chánh pháp. Lại rõ biết hơn nữa, chết chỉ là tiến trình sanh tử của một tác nhân trong vòng duyên khởi luân hồi của kiếp sống. Người học Phật có thể chuyển hóa đời sống vượt khỏi quả báo luân hồi, thì việc bỏ thân này chỉ để vượt lên giải thoát. 
Người niệm Phật luôn nghĩ về sự chết là việc giúp cho mình gia công tu niệm tinh tấn hơn. Hơn nữa ý thức một đời không thể giải quyết thành tựu đạo nghiệp, trong khi pháp tu niệm Phật lại chuyển được tâm thức hành giả sanh về thế giới hoàn toàn thuận duyên để tiếp tục lộ trình thành Phật thì phải lo nắm bắt. 
Xưa nay không biết bao người chết đi bỏ lại mọi sự nghiệp còn dang dỡ, điều này há không phải là bài học ngàn vàng cảnh tỉnh cho ta!
Thử nghĩ, đã được bao nhiêu việc có thể gọi là giải quyết xong ở thế gian này? Chẳng có là bao! Và con người vẫn còn khiếm khuyết mãi!
Không thể nào xong, là vì lòng người không dừng lại, hay nói đúng hơn vì nghiệp tánh chúng sanh ở cõi dục này hầu như toàn chứa ba độc Tham, Sân, Si. Nếu nói giải quyết được, thế sao con người lại phải mưu cầu mãi đến nỗi tạo ra chiến tranh giết chóc!
Do đó còn sống cũng chưa giải quyết xong, mà chết rồi việc vẫn còn nguyên đó; thế là ra đi trong đau tiếc, rồi tái sanh lại trong tìm kiếm tham cầu. Tham những gì đã chưa xong trong quá khứ, mà không biết rằng mãi mãi sẽ chẳng xong.
Ðến như người tu cũng vậy, nếu còn chấp ngã, chấp pháp, thì mãi chẳng giải quyết xong! Ðời này tu pháp này, đời sau tu pháp khác và sẽ mãi mãi là vị tu sĩ ham say Phật pháp nhưng kỳ thật chẳng hiểu gì Phật pháp! Kết quả cũng chết đi sống lại trong luân hồi.
Người học Phật đúng pháp, thật sợ cái chết như trên, và người niệm Phật lại càng sợ lâm vào tình cảnh này. Niệm Phật mà chẳng vãng sanh giống như cái chết trong luân hồi của thế gian mà thôi.
Ý thức được sự mong manh của đời người, sự khó khăn vất vả trong đời sống qua những biến động chập chùng phức tạp của tâm thức, người niệm Phật phải kinh hãi lo sợ cái chết ập đến bất cứ lúc nào, trong lúc tâm thức quên đi danh hiệu Phật.

  

  

Giới thiệu:

Blog của tôi, Nguyễn Đạt Khánh là tên của tôi :

Bút danh: Khanh Nguyên, sinh năm: 1964.
Google: Khanh Nguyen, địa chỉ truy cập: https://plus.google.com/+NguyễnKhánhMyLove/ - 
Facebook: Nguyễn Đạt Khánh, địa chỉ truy cập: https://www.facebook.com/

Viết lách, đối với tôi không phải là một nghề. Nhưng chữ nghĩa mà tôi làm lụng những lúc rỗi rang, đó là chuyện tự tâm bộc bạch, một đời trãi trang. Có thể viết lách cũng là để giải trí, viết lách cũng để bộc bạch tâm tình, gói gọn hành trang, cũng có thể xem đó là nơi trao tâm, sữa tánh, nắn nót ngôn từ. Là cả một tình yêu của tôi, là chính cuộc đời của tôi....
Bạn đang xem Blog của tôi. Đừng quên nhấn Like và Share để ủng hộ. Một điều tốt nhất mà tôi mong đợi, là những dòng Comments thiện chí với nhau. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn..


 Điều tốt đẹp nhất mà tôi mong đợi là những dòng Comments thiện chí
  

Author image
About Me :
YOUR BIO HERE

Find us on Socail Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét